Đáp: Đã từ lâu, con người dùng màn để phòng chống côn trùng đốt về đêm nhất là muỗi. Tuy nhiên, màn thường bị rách hoặc treo không đúng cách (hổng chân, độ chùn ít…) làm muỗi có thể chui vào hoặc đốt xuyên qua màn khi ta nằm sát vách màn. Đặc biệt khi nhiều người ngủ chung trong một màn (do không đủ màn hoặc do thói quen) dễ tạo các lỗ hổng hoặc chân tay có thể thò ra ngoài màn nên nguy cơ bị muỗi đốt cao. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tẩm màn bằng hóa chất chất diệt côn trùng thuộc nhóm hoa cúc tổng hợp (Pyrethroid) có tác dụng xua, diệt muỗi khi chúng tiếp xúc và ngăn không cho chúng tìm thấy lỗ thủng ở màn. Ngoài ra, xử lý màn bằng hóa chất diệt côn trùng sẽ kéo dài tuổi thọ của màn. Hỏi: Màn tẩm hóa chất diệt côn trùng ngăn chặn muỗi đốt như thế nào? Đáp: Muỗi đậu vào màn tẩm hóa chất diệt côn trùng với ý định đốt phần cơ thể của người tiếp xúc với màn sẽ bị giết, nếu muỗi sống sót sau khi tiếp xúc với hóa chất diệt muỗi trên màn sẽ bị loạng choạng khiến muỗi không muốn tìm mồi đốt nữa. Với những người nằm gần màn có tẩm hóa chất diệt côn trùng có thể cũng được bảo vệ phần nào khỏi bị muỗi đốt. Tóm lại, màn được tẩm hóa chất diệt côn trùng giống như cái bẫy mồi khi có người nằm trong màn vì con người sẽ hấp dẫn muỗi nói chung và một số loài muỗi A-nô-phen truyền bệnh sốt rét nói riêng cũng như một số loại côn trùng khác đến và giết chết. Hỏi: Màn tẩm hóa chất diệt côn trùng được áp dụng trong chương trình sức khỏe nào của ngành y tế Việt Nam? Đáp: Căn cứ vào những yếu tố có lợi của việc tẩm hóa chất vào màn, kết hợp với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, Bộ Y tế nước ta đã chính thức đưa màn tẩm hóa chất trở thành một trong những biện pháp phòng chống véc-tơ sốt rét quan trọng của Dự án quốc gia phòng chống sốt rét. Khi được cộng đồng sử dụng, màn tẩm hóa chất sẽ giúp diệt nhiều muỗi A-nô-phen, làm giảm số lượng muỗi sống đủ lâu để truyền được ký sinh trùng sốt rét vào người cũng như làm giảm cơ hội đốt người của muỗi. Hỏi: Ai thực hiện việc tẩm màn cho dân? Đáp: Việc tẩm hóa chất vào màn do cán bộ y tế (thường là Đội Y tế dự phòng quận, huyện) thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành dưới sự chỉ đạo và giám sát chuyên môn của hệ thống phòng chống sốt rét. Dự án quốc gia phòng chống sốt rét cung cấp hóa chất cho các địa phương để tẩm màn cho dân theo kế hoạch hàng năm. Hỏi: Người dân phải làm gì trước khi tẩm màn? Đáp: Phải giặt sạch và phơi khô màn trước khi tẩm. Hỏi: Người dân phải làm gì sau khi tẩm màn? Đáp: Sau khi tẩm màn phải bảo quản bằng cách gấp màn lại và để trong túi ni-lon sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời nên hạn chế giặt màn vì mỗi lần giặt sẽ làm giảm lượng hóa chất trên màn. Hỏi: Bao lâu tẩm lại một lần? Đáp: Hiện nay Dự án quốc gia phòng chống sốt rét chỉ đạo tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng được thực hiện một lần trong năm. Tuy nhiên ở những nơi có tình hình dịch tễ sốt rét phức tạp thì có thể xem xét tẩm hai lần trong năm. Hỏi: Màn tẩm hóa chất có gây hại cho người không? Đáp: Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định màn tẩm hóa chất (ở liều quy định) không gây hại cho người sử dụng cũng như môi trường.
Đáp: Đã từ lâu, con người dùng màn để phòng chống côn trùng đốt về đêm nhất là muỗi. Tuy nhiên, màn thường bị rách hoặc treo không đúng cách (hổng chân, độ chùn ít…) làm muỗi có thể chui vào hoặc đốt xuyên qua màn khi ta nằm sát vách màn. Đặc biệt khi nhiều người ngủ chung trong một màn (do không đủ màn hoặc do thói quen) dễ tạo các lỗ hổng hoặc chân tay có thể thò ra ngoài màn nên nguy cơ bị muỗi đốt cao. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tẩm màn bằng hóa chất chất diệt côn trùng thuộc nhóm hoa cúc tổng hợp (Pyrethroid) có tác dụng xua, diệt muỗi khi chúng tiếp xúc và ngăn không cho chúng tìm thấy lỗ thủng ở màn. Ngoài ra, xử lý màn bằng hóa chất diệt côn trùng sẽ kéo dài tuổi thọ của màn. Hỏi: Màn tẩm hóa chất diệt côn trùng ngăn chặn muỗi đốt như thế nào? Đáp: Muỗi đậu vào màn tẩm hóa chất diệt côn trùng với ý định đốt phần cơ thể của người tiếp xúc với màn sẽ bị giết, nếu muỗi sống sót sau khi tiếp xúc với hóa chất diệt muỗi trên màn sẽ bị loạng choạng khiến muỗi không muốn tìm mồi đốt nữa. Với những người nằm gần màn có tẩm hóa chất diệt côn trùng có thể cũng được bảo vệ phần nào khỏi bị muỗi đốt. Tóm lại, màn được tẩm hóa chất diệt côn trùng giống như cái bẫy mồi khi có người nằm trong màn vì con người sẽ hấp dẫn muỗi nói chung và một số loài muỗi A-nô-phen truyền bệnh sốt rét nói riêng cũng như một số loại côn trùng khác đến và giết chết. Hỏi: Màn tẩm hóa chất diệt côn trùng được áp dụng trong chương trình sức khỏe nào của ngành y tế Việt Nam? Đáp: Căn cứ vào những yếu tố có lợi của việc tẩm hóa chất vào màn, kết hợp với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, Bộ Y tế nước ta đã chính thức đưa màn tẩm hóa chất trở thành một trong những biện pháp phòng chống véc-tơ sốt rét quan trọng của Dự án quốc gia phòng chống sốt rét. Khi được cộng đồng sử dụng, màn tẩm hóa chất sẽ giúp diệt nhiều muỗi A-nô-phen, làm giảm số lượng muỗi sống đủ lâu để truyền được ký sinh trùng sốt rét vào người cũng như làm giảm cơ hội đốt người của muỗi. Hỏi: Ai thực hiện việc tẩm màn cho dân? Đáp: Việc tẩm hóa chất vào màn do cán bộ y tế (thường là Đội Y tế dự phòng quận, huyện) thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành dưới sự chỉ đạo và giám sát chuyên môn của hệ thống phòng chống sốt rét. Dự án quốc gia phòng chống sốt rét cung cấp hóa chất cho các địa phương để tẩm màn cho dân theo kế hoạch hàng năm. Hỏi: Người dân phải làm gì trước khi tẩm màn? Đáp: Phải giặt sạch và phơi khô màn trước khi tẩm. Hỏi: Người dân phải làm gì sau khi tẩm màn? Đáp: Sau khi tẩm màn phải bảo quản bằng cách gấp màn lại và để trong túi ni-lon sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời nên hạn chế giặt màn vì mỗi lần giặt sẽ làm giảm lượng hóa chất trên màn. Hỏi: Bao lâu tẩm lại một lần? Đáp: Hiện nay Dự án quốc gia phòng chống sốt rét chỉ đạo tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng được thực hiện một lần trong năm. Tuy nhiên ở những nơi có tình hình dịch tễ sốt rét phức tạp thì có thể xem xét tẩm hai lần trong năm. Hỏi: Màn tẩm hóa chất có gây hại cho người không? Đáp: Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định màn tẩm hóa chất (ở liều quy định) không gây hại cho người sử dụng cũng như môi trường.