Bạn đang tìm hiểu thông tin về loài mối. Loài côn trùng nguyên thuỷ có mặt trên trái đất từ 200 triệu năm trước. Chúng có tên khoa học là Isoptera. Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài. Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà là mối đất (chúa, vua, cánh, lính, thợ, gỗ khô và mọt ẩm…). Nguồn thức ăn chính của chúng là chất cellulose trong gỗ. Chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng vì sợ chúng phá hoại đồ dùng trong gia đình. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về loài côn trùng này nhé. Giới thiệu về loài mối Có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và họ hàng rất gần với loài gián. Tương tự như kiến, mối là loài côn trùng có tập tính xã hội cao. Chúng sẽ "xây dựng” cho mình một vương quốc trong đó có mối chúa thợ và lính. Mỗi con sẽ nhận nhiệm vụ hoạt động khác nhau trong vương quốc của mình. Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài. Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà. Nguồn thức ăn chính của chúng là các chất Cellulose từ gỗ. Chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng vì sợ chúng phá hoại các đồ dùng nội thất trong gia đình. Mối là loài côn trùng xã hội, trong một "vương quốc”, chúng sẽ cùng nhau xây dựng với nhiều con giữ vai trò quan trọng khác nhau. Mối chúa Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 25 năm, lúc đầu đẻ ít trứng. Sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng. Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, chúng sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. Hai cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây. Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ. Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 Vua và 1 Chúa. Nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn có đến vài mối vua hoặc chúa. Ban đầu là mối cánh, chúng rời khỏi đàn của cha mẹ chúng, rơi xuống đất và rụng cánh và tìm môi trường để làm tổ. Mối vua Theo thông tin thì mối vua là những cá thể con đực sau khi dụng cánh và giao đàn với các thể cánh cái để xây dụng tổ mới. Nhiệm vụ của mối vua là giao phối, thụ tinh cho mối chúa, mối vua có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với mối chúa. Trong khi mối chúa có thể sống đén 25 năm, thì mối vua chỉ sống trên dưới 10 năm. Mối vua có đầu nhỏ thân to hơn đầu, các chi phát triển, có màu nâu đậm, cơ thể lớn hơn mối lính và mối thợ khoảng 200 – 400 lần. Tuy nhiên chúng cũng nhỏ hơn mối chúa rất nhiều. Trong một tổ khi mối vua chết, mối chúa sẽ sinh sản ra mối vua đời kế tiếp để tiếp tục duy trì nòi giống. Mối thợ Mối thợ có kích thước nhỏ và chiếm khoảng 70 – 80% quân số trong đàn, chúng được biết đến với tên gọi mối lao động. Loài này có cơ quan sinh sản bị tiêu giảm, các chi thì phát triển tốt. Trong vương quốc, loài này nhận nhiệm vụ xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi các mối non… Ngoài những công việc trên, chúng còn tham gia chiến đấu khi bị mối ở tổ khác tấn công Mối lính Được phân hóa từ mối thợ, số lượng mối lính trong đàn không quá nhiều. Loài này chịu trách nhiệm canh gác và tấn công. Phần đầu và cặp hàm trên của chúng khá phát triển là một vũ khí cực kỳ lợi hại của chúng. Ngoài ra, một số con mối lính còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi bị tấn công chúng có thể phun chất dịch làm mê kẻ tấn công. Mối cánh Mối cánh là sự lột xác một vài lần của con non, nhiệm vụ chủ yếu của chúng chỉ là đi kiếm ăn. Khi gặp điều kiện thích hợp (hoàng hôn, mưa giông,…) chúng sẽ dời tổ và di chuyển về những nơi có ánh đèn. Bay khoảng 10-15 phút thì chúng sẽ rụng cánh, con đực sẽ đi tìm con cái, cắn đuôi và cuối cùng là tìm nơi cư trú để tạo thành một tổ mối mới. Nếu diệt được mối cánh thì coi như là đã diệt được cả tổ. Do vậy, trong thời gian mà mối cánh bay ra khỏi tổ và trước khi chúng tìm được tổ mới thì chúng ta cần tiêu diệt chúng. Mối đất Con mối đất có chiều dài khoảng 5-10mm, mối đất có thân trắng, phần đầu có màu nâu đậm, cơ thể trưởng thành tròn nhỏ hơn mọt gỗ. Mối đất kiếm ăn phụ thuộc vào những nơi có độ ẩm, thường ăn theo các đường ống nước, hệ thống dây điện âm tường, chúng làm tổ dưới nên móng âm tường, các công trình, và ăn xuyên qua các tầng nhà phía trên, gây sụt lún, hư hại trầm trọng đến nhà cửa xây dựng. Đường đi của chúng giống như các đường ống bằng đất nhằm mục đích tránh tiếp xúc khô. Hệ thống đường ống có nhiều độ ẩm để chúng sinh sống. Mối gỗ khô (con mọt) Ngoài con mối đất, mối gỗ khô có chiều dài từ 6-11mm, khi ấu trùng chiều dài khoáng 1mm. Thân hình có hình màu mờ trắng, dần dần trưởng thành màu sắc sẽ đậm hơn. Con mọt thường chỉ có trong gỗ Loài mọt thường xâm nhập ăn các vật dụng, kết cấu bàng gỗ, biểu hiện rõ ràng là chúng chỉ ăn lõi bên trn, vẫn tạo lớp vỏ bên ngoài để đánh lừa các giác qua của con người. Hầu hết các loài mối gây hại có khả năng tiết ra chất đặc trưng để chuyển hóa Celulozo thành thức ăn của chúng. Ngoài ra còn có mối là một cơ thể của mối đất, mối quan hệ của cá thể đó sinh ra và thân hình có hai cánh, thường xuất hiện trước mùa mưa, có thể bay theo chiều gió và đi tìm địa chỉ bàn đề thành lập tổ mới tại các khu vực nhà, môi trường bên ngoài, khi con mối đất và mối giao kết sẽ sinh ra đàn và bắt đầu xây dựng tổ mới thích hợp, mối cánh này sau này sẽ trở thành con chúa. Mối gỗ ẩm Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết. Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm. Tổ mối Thành tổ được xây dựng bởi nước bọt + chất thải của chính chúng. Mối thợ chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ xây dựng này. Bên ngoài tổ được bao phủ bởi 1 lớp trường thành cực kỳ cứng cáp. Ở giữa bức tường và tổ cũng được mối thợ khéo léo chừa những ống dẫn không khí từ bên ngoài vào tổ. Trung tâm tổ mối thì được phần làm nhiều phòng với nhiều chức năng khác nhau bao gồm: Phòng lớn nhất là nơi để mối chúa cư ngụ và đẻ trứng. Những cái trứng được vận chuyển sang các phòng lân cận. Tại đây trứng sẽ phát triển thành ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra, mối thợ cũng bố trí các nhà kho chứa lương thực dữ trữ cùng phòng chuyên chứa và xử lý chất thải. Tổ mối rất đa dạng về hình dạng bề ngoài: hình trái lê, hình mái vòm, hình tháp, hình trụ… Cấu tạo của loài mối Hình thái bên ngoài Mối sinh sản (chúa, vua, cánh, dự bị) Phần đầu phát triển và được bao bọc tương đối vững chắc. Có mắt đơn, mắt kép và râu hình chuỗi hạt, số lượng đốt râu thay đổi tuỳ loài. Râu cũng kiêm luôn nhiệm vụ của cơ quan khứu giác và vị giác Phần ngực gồm 3 đốt tương ứng với 3 đôi chân, với mối cánh đốt ngực giữa và sau mỗi đốt còn mang thêm một đôi cánh (sau khi bay giao hoán cánh mới bị rụng hoặc gãy theo khớp rụng cánh) Bụng thường có 10 đốt, có một cặp lỗ thở ở đốt bụng thứ 2 đến thứ 8. Đốt 10 là nắp sinh dục. Phần cuối cơ thể còn có một đôi gai đuôi. Mối chúa trưởng thành đã đẻ nhiều có phần bụng phát triển to hơn để chuyên đẻ trứng, cơ thể có thể đạt từ 60 đến 70mm Mối không sinh sản (mối thợ, mối lính) Đầu của các mối không sinh sản kém phát triển hơn, chúng có mắt kép còn mắt đơn thì bị thoái hóa. Chiều dài vào khoảng 4mm – 10mm Mối thợ và mối non nhìn chung có hình thái giống nhau, mối non toàn thân màu trắng sữa, còn mối thợ thì có màu thẫm hơn. Mối lính có phần đầu to hơn, có biến đổi riêng biệt để phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và canh gác vương quốc Hình thái bên trong Hệ tiêu hoá Gồm 3 đoạn chính: Ruột trước: lỗ miệng, thực quản, diều, mề Ruột giữa: ống ruột và các ống Malpigi Ruột sau: các túi tiêu hoá phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn Trong ruột mối có nhiều nguyên sinh vật và các vi khuẩn giúp chúng tiêu hoá thức ăn là cellulose. Cơ quan cảm giác Gồm mắt đơn, mắt kép và đặc biệt là cơ quan jhonton nằm trên đốt trụ của râu giúp nhận biết đồng loại, kẻ địch hay kiếm ăn. Cơ quan phát thanh mà mối sinh sản có được là nhờ sự rung động giữa tấm lưng ngực và cách vẫy cánh để kêu gọi con đực. Ở mối không sinh sản (thợ và lính), là do sự co giật cơ đầu (thường để báo động sự nguy hiểm) Vòng đời phát triển Mối thuộc loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, nên chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn mà loài này sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Giai đoạn trứng Trứng thường được sinh ra từ mối chúa, lần đầu tiên giao phối mối chúa có thể sinh sản được vài chục trứng, theo thời gian cơ quan sinh sản hoàn thiện số trứng sẽ dần tăng lên. Trứng có màu trắng, hình bầu dục và rất nhỏ. Trứng thường được đẻ ở những nơi chúng cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất. Số phận của các con mối được quyết định từ khi còn trong trứng. Chúng có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào trong tổ như mối thợ, lính hoặc cánh… Giai đoạn ấu trùng Trứng sau 30 – 60 ngày sẽ nở thành ấu trùng, các con ấu trùng màu trắng đục và có kích thước bằng với kích thước trứng. Sau nhiều lần lột xác chúng sẽ có kích thước lớn hơn và phát triển đầy đủ. Ấu trùng cũng ăn nguồn thức ăn chủ yếu là cellulose từ gỗ, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của mối thợ. Các con mối thợ sẽ phá vỡ thức ăn bằng cách nhai thức ăn và nuốt vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ chế biến thức ăn và xuất ra từ hậu môn để làm nguồn thức ăn cho các ấu trùng. Giai đoạn con trưởng thành Qua nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ có được đầy đủ các cơ quan để trở thành loài trưởng thành. Thông qua giai đoạn này, chúng sẽ trở thành những con mối thợ, cánh hoặc lính tùy thuộc vào nhu cầu "vương quốc” của chúng Tuổi thọ của loài mối Tuổi thọ của loài này khá cao, mặc dù sống đa số trong đất chịu rất nhiều nguy cơ về nấm và côn trùng ăn mồi sống nhưng chúng lại có sức sống cực kỳ bền bỉ. Tuổi thọ của chúng cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ mà chúng đang đảm nhiệm: Mối chúa thực hiện nhiệm vụ sinh sản có thể sống đến 25 năm nếu trong điều kiện khí hậu lý tưởng. Mối vua sống được khoảng 10 năm. Mối thợ, lính, đất làm nhiệm vụ kiếm ăn, bảo vệ vương quốc thời gian chúng tồn tại chỉ khoảng 1 – 2 năm. Những thông tin thú vị về loài mối mà bạn chưa biết Thị giác của mối lính và thợ không tốt Đa phần mối thợ và lính đều mù vì chúng dành cả cuộc đời của mình để làm việc trong bóng tối. Từ đó chức năng thị giác của chúng bị suy giảm. Ngược lại, đối với những con có khả năng sinh sản, chúng rất cần thị lực để tìm bạn tình và xây dựng "tổ ấm” mới cho mình. Ruột có vi sinh phá vỡ cellulose Thức ăn chính của mối là cellulose trong gỗ, tuy vậy, chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa. Các vi sinh vật trong ruột lúc này có nhiệm vụ phá vỡ cellulose, giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho chúng. Mối quan hệ cộng sinh giữa chúng và vi sinh vật: vi sinh sử dụng ruột của chúng là nhà. Đổi lại các vi sinh này giúp phân giải chất cellulose từ thức ăn cho chúng. Ăn phân của nhau Như đã nói ở trên, trước khi có thể bắt đầu công việc khó khăn là ăn cellulose từ gỗ. Các con ấu trùng hay gọi là con non sẽ ăn phân của các con mối thợ. Sở dĩ có điều này là do con non chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột. Việc ăn phân của mối thợ sẽ giúp chúng có thể cung cấp đủ vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột. Rất sạch sẽ Về loài mối sống trong bùn đất, nhưng mối lại rất biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể. Chúng dành nhiều thời gian để chải chuốt cho nhau để kiểm soát ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đối với cả đàn. Môi trường sống Môi trường sống cơ bản nhất của mối được biết đến là trong các thân gỗ. Chúng thường đục tổ trong thân gỗ và lấy nguồn thức ăn từ những đường xây tổ. Ảnh hưởng của loài mối đối với đời sống của loài người Mối có thể là nguyên nhân làm sập các tòa nhà Chúng gây ra thiệt hại rất lớn hơn những suy nghĩ về một sự hư hại ít và chậm. Tòa nhà, nơi mới xuất hiện sự tấn công của chúng ngay ban đầu chúng ta chưa thể nhìn thấy ngay sự nguy hiểm của nó, vì nó cần có một thời gian đủ để phát triển thành một tổ lớn thì lúc đó nguy hiểm sẽ khôn lường. Do vậy việc phòng chống mối là một vấn đề cần lưu ý, việc chăm sóc, quan tâm đến các vấn đề liên quan đến loài côn trùng này là một ý tưởng tốt, có thể làm giảm thiệt hại về kinh tế cho con người. Gây nguy cơ chập cháy Trong ổ điện có khoang trống và nhiệt độ ổn định thích hợp để mối làm tổ. Ổ điện hoàn toàn có thể bị chập mạch gây mất điện cục bộ. Nặng có thể dẫn đến cháy nổ do mối mang đất ẩm và nước vào để "xây thành đắp lũy”. Hình ảnh mối tha đất làm tổ trong ổ điện không phải điều hiếm gặp. Tạo ra sự sợ hãi Trước hoặc sau cơn giông là thời điểm mối cánh vũ hóa. Chúng bay ra khỏi tổ với số lượng khổng lồ như ong vỡ tổ. Chắc hẳn cảnh tượng này đã khiến cả nhà bị một phen hoảng loạn. Nhất là với trẻ nhỏ. Một số người khá là nhạy cảm với côn trùng, khi phát hiện những con vật nhỏ như nhộng trắng muốt bò lổm ngổm trong tủ bếp, phòng ngủ chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến bạn rùng mình. Gây mất ngủ vì những tiếng động ban đêm Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm. Tuy không phát ra âm thanh "cót két” to và rõ như mọt. Khi ăn thường phát ra tiếng "tóc tóc” hoặc "rào rào” đều đều kéo dài. Nếu là người khó ngủ bạn khó lòng chợt mắt hoặc có được giấc ngủ sâu. Tàn phá tài sản Chúng làm "bốc hơi” tài sản một cách nhanh chóng. Không dễ gì để phát hiện ra chúng, các cấu kiện nhìn vỏ bên ngoài vẫn như nguyên vẹn nhưng thực chất bên trong đã trống rỗng. Chắc lại phải tốn một khoản tiền thay mới hoặc sửa chữa đây. Nếu muốn chắc chắn khi thay đồ mới mối không tiếp tục ăn bạn nên nghĩ đến việc diệt mối tận gốc trước khi mang đến đồ ăn mới khác cho chúng xơi. Theo thống kê ngành công nghiệp, mối gây ra hơn 5 tỷ USD trong tài liệu thiệt hại mỗi năm. Có khả năng là các số thực sự cao hơn. Tuy nhiên, chủ nhà bảo hiểm thường không bao gồm thiệt hại về loài côn trùng này. Do đó bảo hiểm sẽ không trả tiền cho điều trị hoặc sửa chữa. Hầu hết mọi người liệt kê nhà của họ như là đầu tư lớn nhất của họ. Và mối phá hoại và thiệt hại có thể bị tàn phá. Mối trong một tòa nhà thương mại có tác dụng tương tự, đó là một sự kiện không có bảo hiểm mà phải được giải quyết. Mối gây bệnh Chưa có 1 nghiên cứu chính thức nào về việc mối trực tiếp gây bệnh. Nhưng việc chúng mang lại độ ẩm vào trong nhà, kéo theo các khuẩn nấm mốc vào trong nhà là nguyên nhân gián tiếp khiến bạn có thể bị chứng bệnh về hô hấp. Mất mỹ quan Nếu người chuộng đồ gỗ và sử dụng gỗ là vật liệu chủ đạo trong nội thất và thiết kế. Bạn có thể hãnh diện và tự hào về vẻ đẹp của ngôi nhà mỗi khi khách đến chơi. Nhưng mỹ quan của ngôi nhà sẽ biến thành thảm hỏa bởi sự viếng thăm của mối. Bạn có thể tham khảo cách diệt mối tận gốc tại nhà. Nếu các bạn có nhu cầu diệt hay mua thuốc chống mối hãy liên hệ với chúng tôi. Dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp nhất Hồ Chí Minh. Liên hệ hotline để được tư vấn tận tình : 090172286